Tất tần tật về món đặc sản rượu bàu đá Bình Định

Giới thiệu về món đặc sản rượu bàu đá Bình Định cho những ai chưa biết

Rượu Bàu Đá là một đặc sản trứ danh của vùng đất võ Bình Định, từ lâu đã xuất hiện trong văn chương vì sự nổi tiếng và vị ngon nguyên sơ của nó.

Nhiều nhà văn, nhà thơ ngay sau khi uống rượu đã khẳng định đây chính là “thiên hạ đệ nhất danh tửu" của đất nước Việt Nam, bởi mùi vị đặc trưng không nơi nào sánh được.

rượu bầu đá

Rượu Bàu Đá Bình Định

Nguồn gốc rượu Bàu Đá Bình Định

Rượu Bầu Đá Bình Định đã là một trong các món ngon Bình Định có truyền thống lâu đời, được ông bà xưa gìn giữ và truyền lại con cháu sau này.

Bình Định luôn tự hào vì hương vị nổi tiếng của rượu Bàu Đá đã được công nhận là quốc tửu Việt Nam.

Nguồn gốc rượu bắt nguồn từ làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, Bình Định.

Ở đây có mạch nước ngầm ngọt tự nhiên, thanh mát chảy ra từ các ngọn núi xung quanh.

Ngày xưa, bàu nước này được cả làng dùng uống nước chung. Ngày nay, cư dân địa phương lấy nước để nấu rượu, bằng cách sử dụng nguồn nước ngầm rỉ ra từ độ sâu 20 - 30 mét trong veo.

Với phương pháp chưng cất thủ công theo bí quyết của ông bà lâu đời để lại, đã cho ra đời những mẻ rượu Bàu Đá thơm ngọt mê say, làm biết bao người tôn vinh và mê đắm.

rượu bồ đá

Làng nghề truyền thống nấu rượu Bàu Đá ở xứ Nẫu

Cách nấu rượu Bầu Đá Bình Định

Muốn có rượu ngon thật sự không dễ. Bạn phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu và quan trọng là kinh nghiệm bí truyền từ ông bà đời cũ.

Rượu ngon nhờ những bước công phu và tỉ mỉ của người nấu.

Nguyên liệu chính nấu rượu là gạo và nếp, có thể dùng tầm 7kg cho mỗi mẻ rượu. Khi gạo đã chín, bạn để nguội, sau đó trộn với men và ủ vào xô nhựa.

Chỉ cần ba ngày sau, bạn sẽ ngửi được mùi thơm nức từ men rượu. Lúc này, đổ thêm 16 lít nước giếng trong và ủ tiếp hai ngày.

Bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất. Cho cơm rượu vào nồi và đun liên tục 5 giờ. Rượu Bàu Đá được chưng cất qua ống tre nối từ nồi nấu sang nồi ngưng tụ.

Một mẻ trọn vẹn sẽ được 4 lít rượu nguyên chất.

rượu bàu đá bình định

Đun lửa riêu riêu liên tục để có một mẻ rượu thuần chất

Nấu rượu thì phải kiên nhẫn, đừng vội vàng. Bật lửa nhỏ riêu riêu để tinh chất từ gạo được chiết xuất hết.

Nếu đã dày dạn kinh nghiệm, bạn sẽ không cần nếm thử vẫn biết được hương vị của rượu Bàu Đá, nhờ vào tiếng rơi của từng giọt rượu trong vại hoặc ngửi thoáng qua hương rượu.

rượu bình định

Nấu rượu ngon nhờ người nấu tỉ mỉ và tận tâm

Để có một mẻ rượu ngon đòi hỏi nhiều yếu tố, nếu chỉ làm hời hợt và không tận tâm, sơ suất trong bất kỳ khâu nào cũng có thể làm hương vị của rượu bị ảnh hưởng.

Nguyên liệu chọn phải đúng chuẩn, kỹ thuật nấu cơm, men rượu đúng là men Bình hóa, Đập Đá, Bá Cảnh chất lượng, tỷ lệ dùng cơm và men canh chuẩn, kỹ thuật ủ khô, đảm bảo nguồn nước giếng có mạch ngầm của giếng đá ong.

Thời tiết lạnh cũng là một yếu tố giúp mẻ rượu thơm ngon hơn. Nấu rượu vào tháng 2 đến tháng 4 âm lịch sẽ mang lại hương vị đậm đà hơn khi nấu rượu trong những mùa nóng.

Nghệ thuật thưởng thức rượu Bầu Đá đúng chuẩn Bình Định

Rượu Bàu Đá muốn thưởng thức ngon phải thưởng thức đúng cách, người uống rượu cũng là một nghệ sĩ nữa đấy.

Chuyện xưa kể lại, rượu Bầu Đá xuất hiện đã được dùng để tiến vua, cho nên cách thưởng thức cũng đặc biệt hơn so với những loại rượu khác.

Đầu tiên, rượu sau khi nấu được đựng trong lu sành hoặc canh.

Rót rượu vào một cái ve vòi. Người rót phải cầm ve vòi giơ cao, nghiêng ve vòi tạo thành một dòng chảy như dòng suối, chảy từ trên cao vào ly rượu, sao cho nghe được âm thanh róc rách.

Lúc này, trong ly sẽ sủi bọt lăn tăn khiến ta náo nức muốn uống ngay, không thể chờ thêm được nữa.

Lưu ý, không được đổ rượu ra ngoài hay tràn miệng ly. Người uống nâng ly và uống một ngụm hết sạch.

Đối với những ai kén rượu hoặc uống lần đầu, hãy uống từng ngụm nhỏ làm quen, sau hẵng uống nâng đô vì nồng độ rượu rất mạnh.

Và nếu bạn tự hỏi rượu bầu đá bao nhiêu độ mà được cho là mạnh thì xin thưa là hơn 50 độ đấy.

Khi đã rót rượu ra ly nên dùng ngay, để lâu sẽ bị bốc hơi, mất mùi và rượu bị đục, không còn hương vị đặc trưng vốn có nữa.

Rượu có thể uống lạnh, nhưng dùng nguyên chất sẽ ngon hơn, nhấm nháp chung với một vài món ăn đặc sản miền Trung như khô mực, chả lụa hay nem chua rán Bình Định, nghe cải lương cùng cả làng hay chỉ đơn thuần trò chuyện rôm rả, cũng đủ làm cho bầu không khí thêm đậm đà và đượm tình thân thương.

Tại TP.HCM muốn thưởng thức món ngon đặc sản chính gốc Bình Định ở đâu?

Phong trào nấu rượu Bình Định tại các làng nghề vẫn còn duy trì, nhưng không cần đi xa đến vậy. Ở Sài Gòn, bạn vẫn có thể tìm thấy hương vị rượu Bàu Đá chính gốc thơm ngon và nức tiếng.

Với truyền thống nấu rượu từ xưa, Chị Cả sẽ mang hương thơm rượu Bàu Đá Bình Định chính gốc đến với thực khách.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều món ăn ngon cho mâm cơm gia đình, thưởng thức những ngày thư giãn thoải mái cùng gia đình, bạn bè. Chẳng hạn như: bánh hồng Tam Quan, bún rạm Quy Nhơn, bún tôm Châu Trúc

  • Địa chỉ: 164 Nguyễn Bá Tòng, phường 11, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Số điện thoại: 097 969 0660
  • Đặt hàng trực tuyến tại: https://tiemchachica.com/
  • Facebook: https://www.facebook.com/tiemchachica

Rượu Bầu Đá là một đặc sản trứ danh của đất võ Bình Định. Không chỉ góp vui trong những buổi tụ tập, làm quà biếu mà còn hỗ trợ điều trị bệnh, tăng cường sức khỏe nếu bạn uống đúng cách.

Mong rằng với Tiệm Chả Chị Cả, bạn sẽ tìm được hương vị đúng chuẩn của rượu Bàu Đá thơm ngon, mang đậm bản sắc địa phương xứ Nẫu.

https://www.facebook.com/nemchasaungocbinhdinh