Là một trong những món ngon truyền thống của người Việt, chả lụa từ lâu đã trở thành món ngon không thể thiếu trên những mâm cơm bàn tiệc hoặc mâm cúng ngày lễ quan trọng.
Thế nhưng tình trạng chả lụa kém chất lượng tràn lan ngoài thị trường khiến cho việc chọn mua mua chả lụa ngon, an toàn cho sức khỏe lại trở nên nên khó khăn. Vậy quy trình sản xuất chả lụa đúng chuẩn là như thế nào?
Hãy cùng xem xem quy trình sản xuất giò lụa tại Tiệm Chả Chị Cả để biết về quá trình làm ra những đòn chả lụa thơm ngon, dai giòn được yêu thích hơn 40 năm qua nhé!
Giới thiệu quy trình sản xuất chả lụa Tiệm Chả Chị Cả
Theo nghệ nhân giò chả Nguyễn Đức Bình, nghề làm giò chả đã tồn tại khoảng 500 năm lịch sử ở thôn Ước Lễ (Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội).
Trước đây làm giò chả bằng tay, quy trình vô cùng kỳ công với những bí quyết ít người biết, như cách giã thịt dẻo quánh đến mức không dính chày mới có được mẻ giò thơm ngon hay công thức nêm nếm bí truyền.
Quy trình sản xuất chả lụa đúng chuẩn làm ra món ăn ngon hơn
Thế nhưng để đáp ứng nhu cầu của thực khách, Tiệm Chả Chị Cả đã áp dụng quy trình sản xuất chả lụa như sau để vừa làm ra những mẻ chả lụa ngon đặc sản hương vị xứ Nẫu, vừa có thể cung cấp đầy đủ số lượng mà khách cần.
Quy trình sản xuất giò lụa
Minh họa quy trình sản xuất giò lụa ở Tiệm Chả Chị Cả
Nguyên liệu làm chả lụa
Nguyên liệu chính tạo nên Chả lụa ngon nức tiếng của Tiệm Chả Chị Cả bao gồm: thịt nạc heo, gia vị và phụ gia tạo độ giòn được Bộ Y tế công nhận an toàn cho sức khỏe.
-
Thịt nạc: Thịt heo là thành phần chính, chiếm tỷ lệ cao nhất trong chả lụa nên đóng vai trò vô cùng quan trọng, tác động đến cấu trúc và chất lượng của mẻ giò.
Tiệm luôn chọn thịt nạc heo vừa mổ còn nóng dẻo, như thế, các sợi protein trong thịt mới không bị biến đổi cấu trúc (tê cứng), thịt mới mềm và dẻo khi chế biến, giò xay ra mới mịn, dai.
Tiệm Chả Chị Cả chọn thịt làm chả lụa là thịt tươi, có màu đỏ hồng
-
Gia vị: bao gồm đường, muối, tiêu được nêm nếm theo công thức riêng tại Tiệm Chả Chị Cả mà bạn có thể tham khảo tại bài viết cách làm chả lụa
-
Phụ gia tạo độ giòn cho chả tuân thủ theo quy định an toàn của Bộ Y Tế.
Chi tiết quy trình sản xuất chả lụa
Bước 1: Xử lý nguyên liệu
Thịt heo nóng sau khi mua từ lò sẽ được rửa sạch để loại bỏ tạp chất và các vi sinh vật gây hại, sau đó làm ráo rồi cắt nhỏ thành các miếng vừa xay để thịt xay được mềm nhuyễn và đều.
Bước 2: Xay
Quá trình xay bao gồm xay thô và xay nhuyễn, được Tiệm Chả Chị Cả xử lý hoàn toàn bằng máy với sự kiểm soát nghiêm ngặt.
Thịt sẽ cho vào cối nồi xay thô với tốc độ lớn. Tiếp theo, cối xay được điều chỉnh giảm tốc độ, xây chậm lại nhằm trộn đều hỗn hợp và tránh phá vỡ cấu trúc thịt.
Hỗn hợp giò sống sẽ được xay nhuyễn
Giai đoạn này cần thao tác nhanh để hạn chế mất nhiệt cho thịt. Xay với tốc độ chậm để hạn chế bột dính lên thành cối.
Sau đó, tăng tốc độ để trộn đều nguyên liệu, gia vị và phụ gia. Khi nhũ tương (mọc) bóng, mịn, đều và có độ chảy thì dừng quá trình xay.
Nhiệt độ giò sống khi xay xong phải đảm bảo không vượt quá < 12°C.
Bước 3: Định hình
Tại Tiệm Chả Chị Cả, các đòn giò chả sẽ được định hình bằng khuôn sau đó đóng gói bằng bao bì hút chân không.
Cách làm này giúp tạo nên khối giò chặt chẽ, hạn chế được lỗ hổng, tránh tiếp xúc với môi trường ngoài, đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối.
Bước 4: Hấp qua hệ thống lò hấp
Nên dùng phương pháp hấp cách thủy thay vì hấp trực tiếp trong nước thì chả sẽ ngon hơn.
Cho chả vào nồi hấp hoặc tủ hấp và gia nhiệt lên 1000C. Đối với các cơ sở sản xuất liên tục, chả được cho vào thiết bị hấp sau khi đã gia nhiệt.
Chả lụa thành phẩm được đóng gói đẹp mắt
Kết thúc quá trình hấp khi nhiệt độ trong tâm cây chả đạt từ 750C đến 800C. Nếu nhiệt độ giữa tâm cây chả chưa đạt 750C thì chả sẽ nhanh chóng hư hỏng như dễ mốc, rạn chân chim.
Lưu ý: Thời gian hấp phụ thuộc vào trọng lượng mỗi cây chả (0,5kg, 1kg), số lượng chả trong nồi hấp nhiều hay ít và thiết bị hấp.
Thế nhưng vẫn có những trường hợp bạn thấy giò chả có dấu hiệu bị bở sau khi hấp. Đừng lo, bài viết tại sao giò lụa bị bở sẽ giúp bạn giải đáp tất cả.
-
Bước 5: Làm nguội, đóng gói và thành phẩm
Sau khi hấp xong, chả được đem đi làm nguội bằng quạt mát hoặc để nguội ở nhiệt độ phòng.
Chả lụa được cho vào bao bì và đem đi hút chân không. Mục đích quá trình này nhằm tránh sự tiếp xúc với không khí bên ngoài, góp phần kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.
Sau khi đóng gói vào bao bì sẽ được cho vào phòng lạnh, tủ lạnh để chờ xuất đi. Tuy nhiên nếu như bạn không có tủ lạnh, hãy thử tham khảo cách bảo quản chả lụa khi không có tủ lạnh của Tiệm chả chị Cả nha.
Thành phẩm cuối của quy trình sản xuất giò lụa này là mẻ giò giòn dai, thơm ngon vừa ăn, có màu trắng ngà hoặc hồng nhạt đẹp mắt.
Địa chỉ mua chả lụa uy tín, có quy trình rõ ràng
Ngày nay, không có ít cơ sở chế biến giò lụa trên thị trường. Nhưng vì ham lợi nhiều, nhiều cơ sở thường mua nguyên liệu rẻ và cho các chất hóa học nhằm giúp tăng hương vị, nhằm bán với giá thành rẻ để thu hút khách khiến người mua cảm thấy khó khăn khi cần lựa chọn cơ sở chế biến an toàn, chất lượng.
Với hơn 40 năm gửi trọn tình yêu vào giá trị ẩm thực truyền thống cũng như nắm rõ từng bước cách lựa chọn nguyên liệu an toàn, đảm bảo không sử dụng bất kỳ chất hóa học gây hại nào trong quy trình sản xuất chả lụa.
Tiệm Chả Chị Cả tự tin là thương hiệu uy tín có thể đem đến cho khách hàng của mình những mẻ chả lụa Bình Định không chỉ an toàn mà còn chuẩn vị, thơm ngon.
Tiệm Chả Chị Cả luôn đảm bảo chất lượng cao và hương vị chính gốc Bình Định
Thông tin mua và đặt hàng:
- Địa chỉ: 164 Nguyễn Bá Tòng, phường 11, Quận Tân Bình, TpHCM
- Số điện thoại: 0979690660
- Đặt hàng trực tuyến tại: https://tiemchachica.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/tiemchachica
Kết luận
Hi vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất chả lụa đúng chuẩn, không hàn the cũng như tìm được cho mình một nơi mua được những mẻ giò thơm ngon, an toàn cho bữa cơm nhà.